0

Bạn không nên nói gì với một người đang có ý định tự tử? | Safe and Sound

Nếu có ai trong cuộc sống bạn từng cố tự tử, bạn có thể cảm thấy bàng hoàng, lo lắng và buồn phiền. Bạn có thể muốn giúp họ nhưng không biết chính xác nên nói gì hoặc làm gì lúc đó. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết điều quan trọng là cho người đó thấy họ không đơn độc trong việc đối mặt với những thử thách họ đang trải qua. Bài viết này sẽ thảo luận về những gì bạn không nên nói với người đang cố tự tử.

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Nguyên nhân nào khiến một người có ý định tự tử

Tuy mỗi trường hợp đều có những khác biệt riêng, nhưng theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà một người có thể có ý định tự tử:

- Gặp các vấn đề về sức khoẻ tinh thần: Một số người bị mắc các rối loạn tinh thần như trầm cảm, rối loạn tâm thần kép, rối loạn lo âu nghiêm trọng hoặc các bệnh tâm lý khác có nguy cơ cao hơn về ý định tự tử. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, những bệnh này ảnh hưởng đến tư duy và cảm xúc, nhận thức khiến người bệnh cảm thấy bất hạnh và thất vọng về cuộc sống.

Ảnh 1: Gặp các vấn đề tinh thần có thể là nguyên nhân khiến một người có ý định tự tử

- Khó khăn trong cuộc sống: Các tình huống căng thẳng, khủng hoảng gia đình, mất việc làm, mất người thân yêu, hay rối loạn tình cảm có thể khiến một người cảm thấy không kiểm soát được cuộc sống và mất hy vọng, từ đó dẫn đến ý định tự tử.

- Cảm giác cô độc: Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, cảm giác bị cô đơn, không có sự hỗ trợ và hiểu biết từ xã hội hoặc người thân có thể khiến người ta cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng.

- Nguy cơ tự tử trong gia đình: Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, nếu trong gia đình có người từng tự tử hoặc có hành vi tự tử, nguy cơ cho các thành viên còn lại tăng lên do yếu tố di truyền hoặc tác động tâm lý.

- Lạm dụng chất gây nghiện: Sử dụng chất gây nghiện hoặc rượu có thể làm gia tăng nguy cơ tự tử, vì nó tác động đến tâm trạng và suy giảm khả năng giải quyết vấn đề.

- Áp lực xã hội và văn hoá: Một số xã hội có những tiêu chuẩn cao về thành công và áp lực vượt qua những rào cản khó khăn. Áp lực này có thể gây stress và tạo nên cảm giác thất bại, đưa đến ý định tự tử.

- Vấn đề sức khỏe: Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý. Một số người bị bệnh lý nghiêm trọng hoặc tình trạng sức khỏe không thể chữa trị có thể khiến họ suy sụp tinh thần và có suy nghĩ về tự tử.

Ảnh 2: Vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng có thể là nguyên nhân khiến một người có ý định tự tử

Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, rất quan trọng khi nắm bắt những dấu hiệu và nguyên nhân này để có thể hỗ trợ và giúp đỡ người xung quanh một cách tốt nhất.

2. Những câu không nên nói với người có ý định tự tử

Ảnh 3: Những câu không nên nói với người có ý định tự tử

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, dưới đây là một số câu bạn không nên nói với những người đang có ý định tự tử:

- “Tôi muốn biết tại sao bạn là điều này?”

Nhiều người không rõ về lý do chính xác tại sao họ muốn tự tử. Hoặc họ có thể cảm thấy sẽ bị phê phán và không được hiểu lý do cơ bản tại sao họ làm vậy. Thay vì yêu cầu biết lý do tại sao họ làm điều đó, hãy nhẹ nhàng hỏi họ đang suy nghĩ gì.

- “Tại sao bạn có thể làm điều này với gia đình bạn/tôi?”

Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, sẽ là không có ích khi hỏi những câu hỏi gây cho họ cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Vì những cảm xúc này có thể khiến cho những người có ý định tự tử cảm thấy cô độc hơn.

- “Tại sao bạn có thể ích kỷ như vậy!”

Điều này có thể khiến người có ý định tự tử cảm thấy không được thấu hiểu, lắng nghe và thậm chí có thể đẩy câu chuyện theo hướng tồi tệ hơn. Do đó, các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyên rằng hãy giúp họ cảm thấy được ủng hộ và yêu thương, thay vì cảm thấy xấu hổ và tội lỗi.

- “Bạn chỉ cần nghỉ ngơi một chút và ra khỏi nhà, sau đó bạn sẽ trở lại bình thường thôi!”

Mặc dù khi nói câu này chúng ta muốn giảm nhẹ vấn đề để họ cảm thấy thoải mái hơn được an ủi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, giải quyết vấn đề quá đơn giản như vậy có thể khiến người đang có ý định tự tử cảm thấy họ bị xem nhẹ và không được lắng nghe về mức độ cảm xúc của họ.

- “Đây là một nỗ lực thất bại/không thành công.”

Mặc dù câu hỏi này cho thấy chúng ta muốn thận trọng để không thể hiện ý tưởng rằng còn sống sót là một thất bại đối với một người vì lúc này họ đang có những suy nghĩ rất bi quan và cho rằng tự tử như một lốt thoát duy nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyên rằng sẽ hiệu quả hơn nếu bạn nói những câu làm nổi bật những cách mà việc họ còn sống có tác động tích cực.

: Bạn không nên nói gì với một người đang có ý định tự tử? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound